Monday, January 26, 2015

KHƠI DÒNG LỊCH SỬ







Trong suốt dòng lịch sử, dân tộc Việt đã đương đầu với bao lần xâm lược của Hán tộc phương Bắc, tiền nhân chúng ta đã chống trả quyết liệt. Kẻ thù Hán tộc là tộc người du mục chuyên sống trên lưng ngựa, thạo việc chiến tranh chém giết nên đã thắng Việt tộc. Các cuộc xâm lược của Hán tộc xuyên suốt lịch sử đã khiến Việt tộc, cư dân nông nghiệp hiền hòa, đời sống thiên về văn hóa, lễ hội phải thiên cư xuống phương Nam. Xâm lược bành trướng là bản chất cố hữu của giặc Tầu-Hán, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc nên đất nước chúng ta bị Tàu đô hộ gần một ngàn năm. Thế nhưng, sức sống vô biên của dân tộc Việt đã tạo nên những kỳ tích oai hùng, những chiến công có một không hai trong lịch sử nhân loại. Trên thế giới không có một dân tộc nào đã chiến đấu để giành độc lập sau gần một ngàn năm bị kẻ thù thống trị. Lịch sử nhân loại đã phải ghi lại “Kỳ Tích” có một không hai này của một dân tộc có gần năm ngàn năm văn hiến với nền văn minh đạo đức xa xưa. Chính truyền thống yêu nước thương nòi của dòng giống Rồng Tiên đã viết lên những trang sử đẹp nhất nhân loại. 

Nữ sĩ Blaga Dimitrova viết: “Việt Nam là xứ sở của địa linh nhân kiệt, một dân tộc với truyền thuyết đầy bí ẩn và một lịch sử quá oai hùng đến nỗi khó mà phân biệt đâu là huyền thoại, đâu là hiện thực nữa!” . L'aurroussau một học giả Pháp nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã nhận định về sức sống huyền diệu của một dân tộc nông nghiệp bị Hán tộc du mục thống trị gần 1 ngàn năm mà vẫn kiên cường bất khuất, vùng lên chiến đấu để giành lại độc lập dân tộc: “Không có gì thắng được cái sức sống mạnh mẽ của người Việt Nam”. Nhà Việt Nam học Paul Mus cũng phải thừa nhận một sự thật mà không một dân tộc nào có được: “Ngay từ ngày lập quốc, tất cả then chốt của lịch sử Việt Nam đều ở cái tinh thần đối kháng đã biết kết hợp một cách kỳ lạ, một bên là năng lực đồng hoá lạ lùng, bên kia là ý chí quật khởi quốc gia không chịu khuất phục mặc dầu bị thua trận, bị phân tán, bị chinh phục. Hơn một ngàn năm bị sát nhập hoàn toàn vào Trung Quốc, từ thế kỷ thứ hai trước kỷ nguyên đến thế kỷ thứ mười sau kỷ nguyên, thay vì làm cho dân tộc Việt Nam kiệt quệ thì ngược lại đã làm cho dân tộc Việt trở nên hùng cường”. 

Đặc biệt, trong bộ Bách khoa từ điển “Encyclopaedia Universalis” xuất bản ở Paris năm 1990 do nhà sử học Phillipe Devilière chủ biên với sự tham khảo hơn 60 học giả Âu Mỹ đã viết: “Lịch sử Việt Nam là gì? Đó là cuộc đấu tranh không ngừng cho sự tồn vong của cả một dân tộc. Trải qua hơn 4000 năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã chứng tỏ có một sức sống phi thường. Suốt 10 thế kỷ bị Trung Quốc thôn tính, người Việt Nam vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc và liên tiếp nổi dậy đánh đuổi kẻ xâm lược ỷ vào sức mạnh tưởng có thể khuất phục được họ. Lịch sử đã đặt lòng tin vào dân tộc ấy và đã chứng minh khả năng đề kháng, óc sáng tạo, tính kiên trì và sự thích ứng với mọi cuộc chiến gian khổ nhất, khó khăn nhất và kể cả không cân sức nhất. Người Việt Nam tự hào với quá khứ của mình, tôn vinh những bậc vĩ nhân đã tô điểm rạng rỡ quá khứ đó và quá khứ dù xa xăm hay gần đây luôn luôn có mặt khắp nơi trên đất Việt Nam, tác động mạnh mẽ vào hiện tại và tương lai. Việt Nam giữ một vị trí chiến lược rất quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam có bề dày lịch sử hơn hẳn nhiều vương quốc châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha dù rằng đối với phương Tây, hai tiếng Việt Nam vẫn còn mới mẻ”. 

Là người Việt Nam yêu nước, chúng ta phải tri ân những anh hùng liệt nữ đã đời đời hy sinh để tổ quốc trường tồn. Nhớ ơn tiền nhân chưa đủ mà chúng ta phải học tập, noi gương các danh nhân anh hùng khai sáng văn hoá, các anh hùng dân tộc của thời xa xưa thấm đậm trong tâm thức Việt để rồi dân tộc sẽ sản sinh ra những anh hùng của một ngày mai. Chính vì vậy, có thể nói lịch sử là ngọn nguồn của lòng yêu nước, chính lịch sử quá khứ hào hùng của một dân tộc sẽ là tương lai xán lạn huy hoàng của dân tộc đó. Nói theo sử gia thời danh Arnol Toynbee thì “Nếu thiếu những sự thách thức tức là thiếu yêu cầu bức bách đòi hỏi phải biết vận dụng được một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế thì không có điều kiện để một cộng đồng người thể hiện được sức mạnh và sự sáng tạo của mình. Chính sự đáp ứng thích hợp trước những thách thức, sự vận dụng một cách vượt bậc khả năng xoay chuyển tình thế, đã đưa tới những thành tựu văn hoá lớn tạo nên bản lĩnh của các dân tộc và có thể nói lịch sử hình thành một nền văn minh lớn, không bao giờ diễn ra trên một con đường bằng phẳng với những bước đi bình thản”. Trên thế giới có lẽ không một dân tộc nào mà chịu đựng thử thách gian nan khốn khó hơn dân tộc Việt. Lịch sử cũng đã chứng minh dân tộc ta đáp ứng được những yêu cầu bức bách, sự thách thức của từng thời đại để Việt Nam là một trong những nền văn minh của nhân loại còn tồn tại mãi đến ngày nay.

Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ khi lập quốc đến ngày nay trải qua hàng ngàn năm đô hộ của giặc Tàu, gần một trăm năm nô lệ giặc Tây và hơn nửa thế kỷ chiến tranh ý thức hệ, Cộng sản thống trị và nô dịch dân tộc. Trong suốt trường kỳ lịch sử, Hán tộc bành trướng với ưu thế của Hán tộc du mục hiếu chiến, nước lớn đất rộng người đông đã xâm chiếm đất đai, đánh đuổi Việt tộc từ lãnh thổ Trung Quốc bây giờ chạy xuống phương Nam. Tầu Hán với những thủ đoạn thâm độc xóa đi mọi dấu vết cội nguồn, bóp méo sửa đổi lịch sử khiến thế hệ sau chỉ biết tìm về lịch sử trong một mớ “chính sử” hỗn độn mơ hồ. Xâm Lược bành trướng quỷ quyệt là bản chất cố hữu của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt: Tầu Hán xưa và đế quốc mới Trung Cộng ngày nay.

Lịch sử là ngọn nguồn của lòng yêu nước nên chúng ta phải tìm về ngọn nguồn dân tộc để hiểu rõ hơn công lao của vua Hùng mở nước, của biết bao thế hệ tiền nhân đã hy sinh mồ hôi, nước mắt và xương máu để bảo vệ mảnh giang sơn gấm vóc cho con cháu chúng ta. Chúng ta phải đọc sách sử để hiểu rõ đạo lý cao đẹp làm người Việt Nam, hiểu rõ lòng yêu nước thương nòi của dân tộc Việt kết thành truyền thống kiên cường bất khuất đã tạo nên những kỳ tích oai hùng có một không hai trong lịch sử nhân loại. 

Trên thế giới, không một dân tộc nào chịu đựng những thử thách, những gian nan khốn khó hơn dân tộc Việt. Lịch sử đã chứng minh dân tộc ta đã đáp ứng được những thách thức, vượt qua được những nghiệt ngã bức bách của từng thời kỳ để Việt Nam là một trong số ít ỏi những nền văn minh của nhân loại còn tồn tại mãi đến ngày nay. Trải qua gần một ngàn năm bị Tầu Hán thống trị, Việt tộc vẫn vùng lên giành lại nền độc lập tự chủ của một dân tộc nhỏ bé nhưng bất khuất kiên cường. Lịch sử đã chứng minh sức sống mãnh liệt vô biên của dân tộc đã đánh bại kẻ thù xâm lược bạo tàn. Dân tộc Việt sẽ chiến thắng nội thù Việt gian Cộng sản và đế quốc mới Trung Cộng xâm lược để cứu quốc và hưng quốc.

Đất nước Việt Nam của chúng ta sau ngày 30-4-1975 với sự thống trị của tập đoàn Việt gian Cộng Sản là một chuỗi những tang thương mất mát, lòng người ly tán, nghèo nàn lạc hậu, đất nước mất dần vào tay Tầu Cộng. Bên cạnh những mất mát đó, điều kiện khách quan của lịch sử khiến hàng triệu đồng bào phải rời bỏ quê hương ra đi tỵ nạn trên khắp thế giới. Sau gần 40 năm đồng bào Việt Nam cư trú tại Hải ngoại đã lên tới hơn 4 triệu người Việt Nam với số lượng trí thức chuyên viên giỏi nhất và nhiều nhất thế giới mà không một dân tộc nào có được. Tinh thần hiếu học cùng với ý chí tiến thủ, con em của chúng ta đã thành đạt và đã đóng góp rất nhiều với những quốc gia sở tại như những công dân danh dự của nước này. Điều kiện khách quan của lịch sử cũng đã tạo cho Việt Nam chúng ta có những người Mỹ gốc Việt, người Nga gốc Việt, người Nhật gốc Việt, người Đức gốc Việt, người Anh gốc Việt, người Pháp gốc Việt… người Việt chúng ta, ngôn ngữ của chúng ta trải ra khắp thế giới. Với truyền thống yêu nước thương nòi của người Việt khắp nơi trên thế giới mặc dù sinh sống ở đâu lòng vẫn hướng về tổ quốc, về quê hương đất nước Việt Nam vẫn quây quần tụ hội trong tình ruột thịt, nghĩa đồng bào dưới “Mái Nhà Việt Nam” tại mỗi quốc gia, mỗi tiểu bang, mỗi quận hạt thành phố. Mai đây, khi lịch sử chuyển đổi, những người Việt Nam yêu nước sẽ trở về mang theo tài sản, vốn tri thức để đóng góp tài năng trong công cuộc kiến quốc và hưng quốc Việt Nam. Thế hệ trẻ sẽ ở lại hội nhập vào dòng chính của đất nước, quê hương thứ hai sau Việt Nam. Tất cả sẽ tạo nên một sức mạnh Việt Nam tiềm tàng, một Việt Nam siêu biên cương chắc chắn sẽ đóng góp hết sức to lớn trong công cuộc kiến thiết quốc gia và phục hưng quốc gia Đại Việt Nam trong tương lai.

Là con dân nước Việt, chúng ta phải hiểu rõ tất cả những thăng trầm hưng phế của dòng vận động lịch sử mà biết bao thế hệ tiền nhân đã vun trồng bằng máu và nước mắt để viết lên những trang sử hào hùng của dân tộc. Chúng ta có quyền tự hào là người Việt Nam và tin tưởng hãnh tiến hướng về tương lai xán lạn huy hoàng của dân tộc trước ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại. Tuy nhiên, chúng ta không thể ngồi yên trông chờ vào cái gọi là “Định mệnh của Lịch sử” mà chúng ta phải nhớ rằng, lịch sử hôm nay chính là sự đóng góp của toàn dân trong những ngày qua và sự nhiệt tình đóng góp của toàn dân hôm nay sẽ là lịch sử ở ngày mai. Lịch sử là cuộc trưng cầu dân ý mỗi ngày của một dân tộc, thế nên chính chúng ta, mỗi ngày đang góp phần lịch sử vào tương lai của dân tộc chúng ta… 

Người xưa nói rằng “Ôn cố Tri tân”, chúng ta cùng nhau ôn lại những trang sử hào hùng oanh liệt để cùng nắm chặt tay nhau quyết tâm “Diệt kẻ nội thù chống quân xâm lược: Đế quốc mới Trung Cộng” để cứu quốc và kiến quốc.

Với sức sống vô biên của người Việt Nam chúng ta, với “Đại Nghĩa Dân Tộc Cao Cả”, chúng ta nguyện làm hết sức mình, quyết tâm tranh đấu cho:

Tổ Quốc Việt Nam Trường Tồn
Dân Tộc Việt Nam bất diệt
Đất nước Việt Nam Phú Cường 
Đồng bào Việt Nam sung túc an lạc.

PHẠM TRẦN ANH



              
 PHẠM TRẦN ANH

.Tốt nghiệp Học viện Quốc Gia Hành Chánh Sài Gòn VN.
. Biên Khảo Lịch sử và văn hóa Dân tộc Việt Nam.
. Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam.
. Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (VAPC).
. Hội Nhân sĩ Diên Hồng Thời Đại.
. Hội Quốc Tế Nghiên Cứu Biển Đông Nam Á.
. Mặt Trận Dân Tộc Cứu Quốc.



“Nguồn gốc Việt tộc la một tác phẩm giá trị với những khám phá mới lạ mà từ trước tới nay, những sử gia chưa ai đề cập tới”.

Cố Đại Lão HT Thích Đức Nhuận

“Đây là một tác phẩm cực kỳ giá trị và hết sức vĩ đại”.

                                 Lê Mộng Nguyên, Viện sĩ Hàn Lâm Pháp Quốc.

Công trình nghiên cứu công phu của Tác gỉa Phạm Trần Anh về Huyền Tích Việt đã góp phần rất lớn vào công việc tìm hiểu nguồn gốc của tộc Việt, đem lại nhiều hãnh diện cho dân tộc Việt Nam, giúp chúng ta có những kiến thức vững chắc hơn về nền văn hiến của chúng ta. Chính nền văn hiến đó đã là nền tảng của văn hóa Trung Hoa sau này. Tác phẩm rất xứng đáng có một chỗ đứng quan trọng trong tủ sách của người VN, nhất là cho các thế hệ sau này.

GS TS Nguyễn Thanh Liêm, Thứ Trưởng Giáo Dục VNCH.

Tác giả là người có kiến thức về văn học và sử học VN và hơn thế nữa, tác giả là một người yêu quê hương và tự hào về dân tộc VN.  Hôm nay, tôi xin phép được nói ngay là với tôi, tác giả là người bạn tâm giao và cuốn sách này là một cuốn sách quý cần có trong tủ sách gia đình.

Nhà văn Toàn Phong, Khoa học gia Nguyễn Xuân Vinh
                                        

Kết quả mới nhất thuyết phục nhất về phân tích cấu trúc di truyền DNA của Việt tộc đã xác định một lần nữa là Việt tộc là một đại chủng và hoàn toàn khác biệt với Hán tộc làm sáng tỏ vấn nan khúc mắc từ ngàn xưa. Xin cám ơn sử gia Phạm Trần Anh đã dày công nghiên cứu để hôm nay chúng ta có một bộ sử đầy đủ nhất, hữu ích nhất cho thế hệ con em Việt Nam chúng ta.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn (Khoa học Chính Trị)


                                                                                                                 

CÙNG MT TÁC GI:
 . NGUN GC VIT TC.
. HUYN TÍCH VIT.
. ĐON TRƯƠNG BT KHUT.
. SƠN HÀ NGUY BIN.
. HOÀNG SA TRƯỜNG SA,
 Ch Quyn Lch s ca Vit Nam.
. CHAN CHA BAO TÌNH.
. QUC T HÙNG VƯƠNG.
. VIT NAM THI LP QUC.
. LƯỢC S VIT NAM I & II
. VIT NAM NƯỚC TÔI.
. VIETNAM, MY COUNTRY.
  Quý v cn mua sách có ch ký lưu nim ca tác gi
xin liên lc:
 Email: dienhongthoidai@gmail.com
 Gi check 30 USD mt cun.
(Cước phí 10 USD, ngoài Hoa K cước phí 20 USD)
 Thư và check viết tên:
 NganHoang 12.911 Josephine St #DGarden Grove CA 92841


Friday, January 23, 2015

Ấn Độ mua tàu Hàn Quốc, Nga buồn-Trung Quốc lo lắng
(Bình luận quân sự) - Hàn Quốc và Ấn Độ vừa ký biên bản ghi nhớ của hợp đồng chế tạo 6 tàu ngầm thông thường “khủng”,khiến cho Nga hụt hẫng và Trung Quốc lo lắng. 
Hàn Quốc và Ấn Độ hợp tác chế tạo 6 tàu ngầm thông thườngTheo thông tin từ trang mạng Thông tin Khoa học Kỹ thuật quốc phòng Trung Quốc, ngày 20-1 vừa qua, Tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai (Hyundai Heavy Industries) của Hàn Quốc - doanh nghiệp đóng tàu lớn nhất thế giới đã ký kết một hiệp định chế tạo tàu ngầm, có giá trị rất lớn là gần 10 tỷ USD với Ấn Độ.
Tuần trước Tập đoàn của Hàn Quốc đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà máy đóng tàu thuộc Tập đoàn Hindustan của của Ấn Độ, về hợp đồng đóng tàu nằm trong khuôn khổ “Kế hoạch xây dựng lực lượng hải quân 40 năm tới” của quân đội Ấn Độ. Trong kế hoạch này, xưởng đóng tàu của Hindustan (Hindustan Shipyard) sẽ chịu trách nhiệm đóng 6 chiếc.
Một quan chức lãnh đạo của Hyundai Heavy Industries, từ khi Tập đoàn này triển khai thương thảo các điều khoản hợp đồng với hải quân Ấn Độ, Hindustan đã bày tỏ thành ý được tham gia vào kế hoạch. Là một doanh nghiệp chế tạo tàu thuyền lớn nhất Ấn Độ,  tuy hợp đồng chính thức chưa ký kết nhưng khả năng công ty này giành được hợp đồng là rất cao.
Nếu như Hindustan Shipyard nhận được đơn hàng, nhà máy đóng tàu Hyundai sẽ cử một nhóm chuyên gia kỹ thuật đến tư vấn, hỗ trợ và giám sát việc đóng tàu. Hindustan Shipyard sẽ chịu trách nhiệm đóng phần khung thân tàu, còn việc cung cấp và lắp ráp trang, thiết bị và vũ khí sẽ do phía Hàn Quốc đảm nhận.
Được biết, chính phủ Ấn Độ đã giành cho kế hoạch đóng 6 tàu ngầm thông thường này một khoản ngân sách khổng lồ là 9,72 tỷ USD (tương đương 10,47 nghìn tỷ Won). Như vậy, trừ các chi phí khác, mỗi tàu ngầm này sẽ có giá lên tới khoảng gần 1,5 tỷ USD/chiếc, thuộc loại đắt đỏ nhất thế giới.
Trong một buổi phỏng vấn, Hindustan Shipyard đã cho các phóng viên biết là công ty này sẽ tận dụng các ưu thế công nghệ của Hyundai Heavy Industries để chế tạo các tàu ngầm thông thường lớn nhất và hiện đại nhất thế giới hiện nay. Như vậy, cả 2 phía Ấn Độ và Hàn Quốc đều trở thành “người chiến thắng” trong bản “Kế hoạch xây dựng lực lượng hải quân 40 năm tới” này.
Mô hình tàu ngầm hợp tác chế tạo Ấn Độ - Đức
Mô hình tàu ngầm hợp tác chế tạo Ấn Độ - Hàn Quốc
Còn đại diện của tập đoàn đóng tàu Hàn Quốc cũng cho biết, việc hợp tác với Hindustan Shipyard đã giúp cho mảng nghiệp vụ của tập đoàn này tại Ấn Độ tăng trưởng nhanh hơn, trong bối cảnh trước đây công ty đóng tàu của tập đoàn phải đối mặt với những khó khăn do số lượng đơn đặt hàng sụt giảm.
Mấy năm gần đây, Ấn Độ là một thị trường xuất khẩu vũ khí trọng yếu của các đại gia xuất khẩu vũ khí thế giới. Viện nghiên cứu thương mại và kinh tế Hàn Quốc năm ngoái đã đưa ra một báo cáo cho thấy, tổng kim ngạch nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ từ năm 2009-2013, liên tục tăng trưởng bình quân 29,3% mỗi năm.
Hiện nay, trong tổng số 14 tàu ngầm của hải quân Ấn Độ chỉ có vẻn vẹn 1 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo INS Chakra thuộc Project 971 Shchuka-B (NATO: Akula II) thuê của Nga từ năm 2012, còn lại là 13 tàu ngầm thông thường mà hơn một nửa số đó được chế tạo từ thập niên 80 nên yêu cầu về xây dựng một lực lượng tác chiến ngầm là vô cùng cấp bách.Hiện Ấn Độ đang tăng cường xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh để bảo đảm khống chế hoàn toàn vùng biển Ấn Độ Dương. Trong vòng 5 năm tới, Bộ quốc phòng nước này sẽ đầu tư tới 76,9 tỷ USD để tân trang các thiết bị quân sự và hệ thống vũ khí đã quá già cũ của mình.
Ấn Độ hợp tác với Hàn Quốc, Nga buồn, Trung Quốc lo lắngHiện New Dehli đang nhắm tới Soeul như một nhà cung cấp tiềm năng cho các loại trang bị, vũ khí hàng đầu thế giới. Tàu ngầm, radar, xe tăng, lựu pháo, của nước này rất được ưa chuộng trên thị trường vũ khí thế giới bởi chất lượng và giá cả hết sức cạnh tranh.
Có thể nói thỏa thuận hợp tác tàu ngầm với Ấn Độ sẽ mở ra tương lai tốt đẹp cho nghành xuất khẩu quốc phòng nước này. Dự kiến trong một vài năm tới, New Dehli sẽ trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 2 của Seoul.
Ấn Độ đã phớt lờ tàu ngầm Amur-1650, tích hợp BrahMos của Nga
Ấn Độ đã phớt lờ tàu ngầm Amur-1650, tích hợp BrahMos của Nga
Hợp đồng này mang lại niềm vui cho Ấn Độ và cơ hội lớn cho Hàn Quốc nhưng lại gây ra nỗi buồn cho Nga và sự lo lắng cho Trung Quốc.
Trước đây Moscow cũng đã chào bán cho New Dehli tàu ngầm Amur-1650, phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm Project 677 lớp Lada. Đây là loại tàu ngầm sử dụng hệ thống động lực không cần không khí AIP hết sức tiên tiến và được trang bị hệ thống vũ khí tấn công đối hạm, đối đất và chống ngầm rất mạnh của Nga.
Để “mồi chài” New Dehli, Moscow còn đưa ra điều kiện hết sức hấp dẫn là hợp tác chia sẻ công nghệ và Nga cũng hứa sẽ nghiên cứu, tích hợp các phiên bản của tên lửa hành trình BrahMos trên tàu ngầm này cho Ấn Độ, để thay thế cho các tên lửa hành trình chống hạm Club-S thuộc dòng 3M-54E/E1.
Trước đây và hiện nay, Nga đã và đang là đối tác hợp tác quân sự lớn nhất của Ấn Độ với hàng loạt các dự án tàu ngầm Kilo, tàu hộ vệ lớp Talwar Project 11356, máy bay chiến đấu thế hệ 4 Su-30MKI, thế hệ 5 FGFA (phiên bản xuất khẩu của PAK FA Sukhoi T-50), xe tăng T-90, máy bay vận tải Il-76, máy bay tiếp dầu Il-78, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không A-50.
Vì vậy, việc Ấn Độ ký hợp đồng với Hàn Quốc mà bỏ qua tàu ngầm Amur-1650, không khỏi làm Nga hụt hẫng.
Còn Bắc Kinh cũng đang lo lắng trước quyết tâm đầu tư xây dựng lực lượng tác chiến ngầm của Ấn Độ, nhằm bảo vệ khu vực sân sau của mình là Ấn Độ Dương trước sự nhòm ngó của Trung Quốc. Được biết, trong năm 2012, tàu ngầm Ấn Độ đã chạm mặt “tàu ngầm lạ” - nghi là của Trung Quốc - tới 22 lần tại vùng biển này.
Việc Ấn Độ tăng cường tàu ngầm và máy bay chống ngầm khiến Trung Quốc lo lắng
Việc Ấn Độ tăng cường tàu ngầm và máy bay chống ngầm khiến Trung Quốc lo lắng
Hơn nữa, Bắc Kinh còn tìm cách tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ Dương cách xuất khẩu các tàu ngầm thế hệ cũ, ví dụ như như tàu ngầm thông thường S-20 (phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm Type 039 lớp Tống) hay phiên bản nâng cấp của nó là lớp S-26T cho Bangladesh và Pakistan.
Hiện Bắc Kinh đang ấp ủ tham vọng xây dựng hệ thống căn cứ quân sự với tên gọi là “chuỗi ngọc trai trên biển”, chạy từ duyên hải Trung Quốc, qua biển Đông, sang Ấn Độ Dương, tới tận châu Phi, nhằm bao vây Ấn Độ. Vì vậy, New Dehli sẽ làm tất cả để quyết tâm phá hoại chiến lược này của Bắc Kinh.
Được biết, hiện Ấn Độ đang còn có một dự án chế tạo 6 tàu ngầm AIP tiến tiến thuộc lớp Scorpène của Pháp. Nếu các dự án này đều hoàn thành suôn sẻ, hải quân Ấn Độ sẽ có vài chục tàu ngầm thông thường AIP hiện đại của Nga, Pháp và Hàn Quốc.
Về tàu ngầm hạt nhân, Ấn Độ đang hỏi thuê thêm 1 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo Akula nữa của Nga, nâng số tàu ngầm này lên con số 2. Đồng thời, chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công quốc nội đầu tiên mang số hiệu S-73 “INS Arihant”, mang tên lửa đạn đạo K-5 và K-15 cũng sắp được biên chế chính thức.
Động thái mua sắm các máy bay trinh sát chống ngầm hiện đại của Mỹ là P-8A Orion (phiên bản Ấn Độ là P-8I Neptune) và tăng cường lực lượng tàu ngầm hùng mạnh của New Dehli đã khiến Bắc Kinh không thể yên tâm trong quá trình thực hiện tham vọng độc bá các đại dương của mình.
  • Nhật Nam

Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc?

 / 

IMG_5151.JPG
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
115.000 người tử vong do ung thư/năm.Con số này vừa được Bộ Y tế và Hội Ung thư Việt Nam công bố tại Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư lần thứ 17. Theo đó tại Việt Nam, ghi nhận ung thư tại một số tỉnh, thành phố lớn bao gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ… ước tính mỗi năm có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Xu thế mắc không ngừng gia tăng không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Loại ung thư nam giới thường gặp hiện nay là gan, phổi, dạ dày, ruột, vòm họng; ở nữ là ung thư vú, gan, phổi, cổ tử cung và dạ dày.IMG_5152.JPGViệt Nam gia tăng ung thư do ăn thực phẩm bẩn, nhiễm độc ồ ạt nhập về. Ảnh minh họa
Giới chuyên môn cho rằng gánh nặng ung thư toàn cầu đã tăng gấp đôi từ 1974 đến năm 2000 và sẽ còn tăng gấp đôi kể từ nay đến năm 2030. Nguyên nhân được cho là môi trường ô nhiễm và sử dụng thực phẩm, đồ uống không đảm bảo.Trước đó khi trao đổi với Đất Việt, ông Đặng Dương Bình, nguyên Trưởng phòng quản lý môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nêu vấn đề: cứ nói tại sao ung thư ngày càng nhiều, câu trả lời rất đơn giản là môi trường ngày càng ô nhiễm.
Ăn độc hàng ngàyTrong khi đó thực phẩm ăn vào cơ thể con người hàng ngày nhưng không dễ gì có thể kiểm soát. Thông tin gần đây nhất là táo, lê nhập từ Trung Quốc về bán trên thị trường Việt Nam nhưng tới 5 tháng mà vẫn tươi.
Về việc này, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT cho biết, việc kiểm tra trái cây nhập khẩu của Việt Nam hoàn toàn đúng quy trình, theo thông lệ quốc tế, chỉ có những người có thể chưa hiểu nên mới ý kiến nọ kia. Ông dẫn chứng, táo, lê có rất nhiều loại giống, có những giống bảo quản được 6-10 tháng.
“Nguyên lý để bảo quản trái cây được tươi khác hoàn toàn nguyên lý bảo quản mứt, bánh kẹo – những sản phẩm chế biến. Trái cây sau khi hái từ trên cây xuống vẫn là một thực thể sống, tế bào vẫn hoạt động và vẫn có quá trình trao đổi chất. Nếu bảo quản trong nhiệt độ thấp , rồi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng, tức dùng hoóc môn thực vật chứ không phải thuốc độc hại, thì trái cây để được hàng tháng trời là chuyện rất bình thường”.
Trước đó, hồi tháng 6/2014, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã phát hiện 17 lô hàng trong đó có 8 loại gồm 6 loại trái cây và 2 loại củ từ Trung Quốc chứa chất độc hại bao gồm: Nho tươi, chanh tươi, hồng quả, cà rốt, táo, cam tươi, quýt tươi và củ cải trắng. Toàn bộ lô hàng này lên tới 300 tấn hoa quả tươi. Tuy nhiên trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan. Ngoài ra, mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3-5 lần. Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc, một sản phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam vì mẫu mã đẹp, lại bị phát hiện được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại.
Được biết, chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram và melarsoprol . Không chỉ có vậy thời gian qua biết bao nhiêu thông tin bắt bớ về các vụ việc liên quan đến nội tạng gà, lợn, thực phẩm ôi thiu, thải loại của Trung Quốc… được tuồn vào Việt Nam.
Theo báo Đất Việt
Posted by Việt Anh

http://www.thanhnientudo.com
Hãy bỏ ra 2 giây Like Page ! Bạn sẽ nhận được thông tin thường xuyên !
Trang cộng đồng chia sẻ các thông tin bổ ích cho mọi nhà .
Fanpage cập nhật tin tức :

Sunday, January 11, 2015

ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG LÀM - DO NOT LISTEN TO WHAT VIETCONG SAY, BUT WATCH CLOSELY AT WHAT THEY'VE DONE - "...Ending a conflict is not so simple, not just calling it off and comming home. Because the price for that kind of "peace" could be a thousand years of darkness for generation's Viet Nam borned." RONALD REAGAN "...Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại "hòa bình" đó, là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau."

BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES
@@@@

SATURDAY, SEPTEMBER 8, 2012

Cột mốc chủ quyền Trường Sa - Đảo Song Tử Tây đã từng bị Việt cộng đục phá



Sau khi đọc qua bài Mẹ kiếp : Đứa nào bán nước? của ông Bùi Bảo Trúc. VNSG75 đã edit đoạn video clip (Post ở phần dưới) để giúp bạn đọc thông hiểu thêm, lý do vì sao ông Bùi Bảo Trúc đã phẫn uất khi phải viết ra những lời nguyền rủa như trên. Và tình cờ khi truy tầm những hình ảnh, tài liệu cột mốc chủ quyền Trường Sa, VNSG75 đã phát hiện ra những hình ảnh liên quan đến việc Việt cộng đã từng phá hoại cột mốc chủ quyền, chứng tích lịch sử này.

Chúng ta cần phải vạch trần, tố cáo những hành động ngu xuẩn và thù hận cực đoan của Việt cộng đã hành xử, ngay cả với những chứng tích Lịch sử Việt Nam.



Việt cộng phá hoại chứng tích cột mốc chủ quyền, lịch sử. 

Sau 1975, Việt cộng đục phá, cắt bỏ phần tháp (Việt Nam Cộng Hòa) ở phần trên.




Sau 1975, Việt cộng đục phá, cắt bỏ phần tháp (Việt Nam Cộng Hòa)
Chúng trét, trám xi măng thành một ụ ở trên nóc, "kiểu" không giống ai. 
Nhưng báo chí khi đưa tin kèm với những lời bình luận rằng:

[ "..các bia chủ quyền còn là công trình có GIÁ TRỊ ĐỘC ĐÁO về KIẾN TRÚC và văn hóa..."]




Hành động ngu xuẩn và thù hận cực đoan của Việt cộng đã hành xử ngay cả với những chứng tích Lịch sử Việt Nam.  

Nhưng thời gian gần đây vì cần chứng tích lịch sử nên bọn chúng đã phải ráp lại nguyên trạng (Phần Tháp Nhọn trên).

Việc phá hoại chứng tích lịch sử này, và những lời tuyên truyền láo lếu (*) trong video clip, Việt cộng nghĩ rằng sẽ không ai biết đến:

" ..ngày xưa do điều kiện kinh tế nên xi măng các thứ nó yếu...nên vừa rồi đảo phải củng cố lại"   (*)  Phút thứ 0:15 - 0:21






Cột mốc chủ quyền thời gian gần đây "được" VC ráp lại "nguyên trạng" nham nhở


Hình so sánh



Viêt Nam Cộng Hoà
Quần Đảo Trường Sa
Đảo Song Tử Tây
Vĩ Tuyến 11 độ 25 phút 5 giây Bắc
Kinh Tuyến 111 độ 19 phút 6 giây Đông
Quần Đảo Trường Sa trực thuộc Tỉnh Phước Tuy
Phái bộ quân sự thị sát nghiên cứu đến viếng quần đảo này ngày 22/08/1956
dưới sự hướng dẫn cuả Hải Quân Việt Nam
HẢI QUÂN VIỆT NAM

NGUYÊN TRẠNG CỘT MỐC CHỦ QUYỀN TRƯỜNG SA TRƯỚC 1975




Hình lưu niệm "TỰ HÀO" dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Việt Gian



"Đây là bia chủ quyền được các thế hệ người Việt dựng từ lâu, thời gian và khí hậu biển đảo đã khiến bia xuống cấp. Bia có giá trị đặc biệt quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại vùng biển Trường Sa."
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/11/bia-chu-quyen-o-truong-sa-duoc-xep-hang-di-tich/


Mẹ kiếp : Đứa nào bán nước? Bùi Bảo Trúc

Đứa nào bán nước? Đoạn video xem được trong internet về chuyến đi mới đây của một nhóm người đến đảo Song Tử Tây, một hải đảo thuộc quần đảo Trường Sa, cho thấy cảnh một sĩ quan hải quân Cộng Sản Việt Nam đứng giải thích cho những người trong chuyến đi về một cột mốc bằng xi măng dựng trên đảo. 
Bằng giọng Bắc đặc sệt, người quân nhân này vừa chỉ vào tấm bia xi măng vừa nói rằng cột mốc là một bằng cớ quan trọng có thể dùng để trưng ra làm bằng cớ về chủ quyền của Việt Nam trên đảo. 
Anh ta chỉ vào tấm bia có từ ngày 22 tháng 8 năm 1956 do hải quân Việt Nam Cộng Ḥòa dựng lên trong một chuyến đi thị sát nghiên cứu và thăm đảo. Tấm bia ghi rõ quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy của Việt Nam Cộng Ḥòa.. Anh ta nói rằng tấm bia rất quan trọng vì nó chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên đảo. Anh ta nói thêm đó là bằng chứng lịch sử xác thực do hải quân của “chế độ cũ”, tức là chế độ Ngô Đình Diệm dựng lên. 


Kế đó, anh nói thêm đó là tấm bia ghi rõ Việt Nam Cộng Ḥòa chứ không phải Cộng Ḥòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Rồi anh chỉ vào một chi tiết khác của tấm bia và nói đó là biểu tượng của “ngụy quân Sài G̣òn và chính phủ Ngô Đình Diệm.”



Mẹ kiếp, các con muốn dùng những thứ ấy trong những tranh chấp về lãnh thổ với Bắc Kinh thì trước hết, các con phải thay đổi ngay cái lối ăn nói mất dậy, vô giáo dục của các con. Tiếp tục gọi chính phủ ở miền nam vĩ tuyến thứ 17 là “ngụy quyền” thì các tài liệu, lập luận của các con liên quan đến Trường Sa và Hoàng Sa sẽ không có giá trị gì hết.



Các con coi Việt Nam Cộng Ḥòa là “ngụy quyền”, là “chính quyền lập ra để chống lại chính quyền hợp pháp của nhân dân chống xâm lược”. Các con coi chỉ có các con mới là chính quyền hợp pháp (tức là chính phủ Việt Nam Cộng Ḥòa của cả hai nền cộng hòa ở nam vĩ tuyến 17 là bất hợp pháp) thì tại sao các con lại lôi các tài liệu bằng chứng lịch sử của chính quyền “ngụy” ra để chống lại lập luận xâm lược của Tầu Đỏ bây giờ?



Các con phải bỏ ngay cái lối ăn nói mất dậy, vô giáo dục của cả nhà các con mỗi khi nói về các chính phủ ở nam vĩ tuyến 17 trước năm 1975 thì mới có thể trưng ra những bằng cớ hợp pháp về chủ quyền của Việt Nam tại các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Làm như thế mới có được sức mạnh đoàn kết của toàn dân mà các con rất cần vào lúc này. Phải công khai nhìn nhận các nỗ lực và hy sinh của người dân và quân đội Việt Nam Cộng Hòa đối với toàn vùng lănh thổ của đất nước.




Ngày nào mà các con không chịu công nhận và ghi ơn những hy sinh của các chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa ở Hoàng Sa trong trận hải chiến kéo dài từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 1 năm 1974, và tiếp tục cái lối ăn nói mất dậy gọi Việt Nam Cộng Hòa là “ngụy”, thì ngày đó các con sẽ vẫn chỉ là một bọn phản quốc, sẵn sàng cắt đất, dâng đảo ngoài khơi và sẵn sàng ăn cứt cho bọn Tầu Cộng.

Nên nhớ tấm bia của quân đội Việt Nam Cộng Hòa dựng lên ngày 22 tháng 8 năm 1956 không có nghĩa là chỉ từ ngày đó trở đi, chủ quyền của Việt Nam mới có trên đảo, mà còn cả trước đó nữa. Bắc Kinh không hề có bất cứ một chứng cớ nào có thể đưa ra về chủ quyền của chúng trên các đảo này.


Nhưng cái này khó hơn cho các con trong những tranh cãi về lãnh thổ với Bắc kinh. Tấm bia của Việt Nam Cộng Hòa dựng lên ngày 22 tháng 8 năm 1956, thì ngày 14 tháng 9 năm 1958, tức là sau ngày dựng tấm bia hai năm, thì thủ tướng của các con gửi một công hàm cho cha nó là Chu Ân Lai nói rằng nhà nước của các con “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 58 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung quốc”. Cũng trong bức công hàm ô nhục đó, Phạm Văn Đồng còn viết thêm là sẽ “chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng quyết định của Bắc Kinh trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trên mặt bể”.





Rành rành ra như thế rồi thì làm thế nào các con vô hiệu hóa được cái công hàm khốn nạn đó. Chính thủ tướng của các con đã ngu xuẩn và nhanh nhảu viết bức công hàm đó chỉ 10 ngày sau khi Bắc kinh tuyên bố láo lếu về chủ quyền của bọn chúng, và tình nguyện nhìn nhận, tôn trọng quyết định ngang ngược xâm lăng của bọn Tầu.
Đến nay, các con mới quýnh quáng không biết ăn làm sao, nói làm sao vì cái miệng mắc bố nó cái quai công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng. Trong khi đó, sau 38 năm các con vẫn chưa dám nói về trận hải chiến ở Hoàng Sa và các hy sinh của hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Các con vẫn không dám gọi thẳng bọn Tầu khốn nạn là bọn xâm lược thì các con chống Tầu thế chó nào được, và các con vẫn tiếp tục đàn áp những tiếng nói yêu nước khi người dân Việt lên tiếng về việc lãnh thổ của cha ông bị bọn chó Bắc kinh xâm chiếm thì các con sẽ không bao giờ có được hậu thuẫn và ủng hộ rất cần của toàn dân để chống lại Trung quốc.


Mẹ kiếp bây giờ đã thấy rõ đứa khốn nạn, chó dại nào bán nước cầu vinh chưa?



Bùi Bảo Trúc








GIẤY BÁO TỬ  (VNCH 1974)