Sunday, March 19, 2017
Thầy Thích Thiện Minh và chủ trương biểu tình toàn diện
Posted by adminbasam on
18/03/2017
Trần Phong Vũ
18-3-2017
Chân dung Thượng Tọa
Thích Thiện Minh. Nguồn: internet
Một người bạn vừa gửi cho nghe nội dung Lời phát biểu của Thượng
Tọa Thích Thiện Minh trong cuộc biểu tình của đồng hương định cư tại Cộng Hòa
Liên Bang Đức.
Mở đầu, vị Tăng sĩ từng bị chế độ cộng sản Hà Nội bỏ tù trong
suốt 26 năm nói:
“Từ Việt Nam, tôi Thượng Tọa Thích Thiện Minh được tin Ban Chấp
Hành Liên Hội người Việt tị nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức sẽ tổ chức biểu tình
lúc 10 giờ đến 13 giờ ngày 5-3-2017 nhằm hưởng ứng lời kêu gọi Tổng Biểu Tình
bất bạo động của Linh Mục Nguyễn Văn Lý, tôi vô cùng phấn khích và xúc cảm khi
được mời phát biểu đôi lời qua đường dây viễn liên.”
Theo Thầy Thích Thiện Minh thì tổ quốc Việt Nam là của chung mọi người Việt
Nam, không riêng một mình ai. Vì thế khi đất nước lâm nguy, đe dọa tới sự sống
còn của dân tộc khiến hàng triệu đồng bào lâm cảnh lầm than thống khổ thì tất
cả mọi người, bất kể giai cấp, thành phần Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh –kể cả Tu sĩ,
Tăng sĩ- đều có trách nhiệm thiêng liêng phải đứng lên sát cánh cùng nhau tranh
đấu bào vệ quê hương.
Đề cập hệ quả của hành vi bán nước “cõng rắn cắn gà nhà” của
đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, Thượng Tọa Thích Thiện Minh nói:
“Bao nhiêu năm qua, dưới sự cầm quyền của đảng cộng sản Việt
Nam, đất nước chúng ta đã đã bị đẩy dần đến cho diệt vọng. Họa Hán tộc phương
Bắc tràn ngập khắp nơi, từ vùng trời vùng biển xa xăm đến đất liền, từ tinh
thần đến vật chất, từ văn hóa đến tín ngưỡng đã bị tha hóa. Trong khi môi
trường thiên nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Sự sống của người dân ngày nay đang
bị đe dọa chết dần chết mòn vì từ thực phẩm đến thuốc men đều nhiễm độc… dẫn
tới nguy cơ diệt chủng! Bọn mãi quốc cầu vinh cúi mình cam tâm làm nô lệ cho
ngoại bang.”
Từ những nhận định ấy, Thượng Tọa Thích Thiện Minh mạnh mẽ lên
tiếng khích lệ và tán dương cuộc biểu tình của đồng bào Việt Nam tị nạn tại
Cộng Hòa Liên Bang Đức do Liên Hội Người Việt nơi đây tổ chức để đáp lại sáng
kiến của: “Linh mục Nguyễn Văn Lý sau khi ra tù đã dõng dạc đứng lên
cất tiếng kêu gọi Tổng Biểu Tình toàn quốc, liên kết trong ngoài để biểu dương
yêu cách và sức mạnh của toàn dân”.
Đôi nét về cựu TNLT Thích Thiện Minh
Thượng tọa Thích Thiện Minh, thế danh Huỳnh Văn Ba, sinh ngày
29/8/1955 tại xã Vĩnh Lợi, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu trong một gia đình có
7 anh chị em. Sau năm 75, vì không chấp chận chế độ cộng sản do miền Bắc áp đặt
trên nhân dân miền Nam, ngài quyết liệt chống lại. Năm 1976, ngôi chùa Vĩnh
Bình do Thượng tọa trụ trì ở Bạc Liêu bị nhà cầm quyền cộng sản chiếm dụng
làm nhà kho, sau đó ủi sập chùa để xây chợ. Thượng Tọa bị chế độ kết hai án
chung thân vào những năm 1979 -1986 vì lý do tham gia Giáo hội Phật giáo Việt
Nam Thống nhất vận động cho tự do tôn giáo đòi hỏi phục hồi quyền sinh hoạt
pháp lý cho Giáo hội.
Thượng Tọa bị bắt vào năm 1979. Năm 2005, nhờ phản ứng của đồng
bào trong ngoài nước và sự can thiệp của các tổ chức nhân quyền quốc tế, Hà Nội
phải trả tự do cho ngài sau 26 năm bị tù đày gian khổ. Sau khi ra tù. Thượng
Tọa quyết định trụ lại quốc nội. Cùng với Linh mục Phan Văn Lợi ngài vận động
thành lập Hội cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo để tiếp tục lên tiếng cho quyền
tự do, dân chủ của người dân, nhất là quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận.
Ngày 09-01 năm 2016 Thượng Tọa được tổ chức Trần Văn Bá ở Paris, Pháp quốc trao
giải thưởng Trần Văn Bá. Ngoài ra Thượng Tọa cũng được Mạng Lưới Nhân Quyền
Việt Nam ở Mỹ trao giải nhân quyền cùng với Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và
bán nguyệt san Tự do Ngôn Luận năm 2008. Ngài đã viết cuốn hồi ký mang tiêu đề
“Hai Mươi Sán Năm Lưu Đày” ấn hành ở hải ngoại. Trong bài viết giới thiệu cuốn
hồi ký này với quý độc giả trong các cộng đồng người Việt tị nạn, ông Việt Hải
đã hết lời ca ngợi tinh thần và ý chí tác giả. Ông viết:
“Cuốn sách ‘Hai Mươi Sáu Năm Lưu Đày’ là một bản cáo trạng nói
đến tội ác của chế độ CSVN trước lương tâm nhân loại. Người CS áp dụng chủ
thuyết Tam Vô, mà trong đó, Vô Tôn Giáo, yếu tố thứ ba đã ảnh hưởng trực tiếp
đến tác giả… Thượng tọa Thích Thiện Minh. Tác phẩm… trình bày những án tù cực
hình, dã man mà người tu sĩ bất khuất chịu đựng. Ông mất ngôi chùa nơi thờ
phượng, hành đạo, ông mất quê hương trong 26 năm lưu đày xa xứ, ông mất quyền
làm người với nhân vị một nhà tu hành. Xin hãy lắng nghe tiếng lòng của ngài
Thiện Minh để thấy rằng đức tính bi trí dũng của người con Phật vẫn sáng ngời
trước những đàn áp của bạo lực.
… Tôi như bị thôi miên khi nhìn vào cái đề tựa. Hai mươi sáu năm
là một khoảng thời gian quá dài, thời gian mà vị tu sĩ chịu đựng bao nhiêu nỗi
nhục nhằn bị tra tấn, những cực hình đè nặng lên tinh thần và thể xác. Tôi đọc
12 chương sách hay xuyên suốt 270 trang giấy, mà mỗi chương chuyên chở tiếng
lòng bất khuất của vị tù nhân lương tâm đáng kính này”
TT muốn nói gì khi lên tiếng với đồng bào tị nạn tại Đức?
Khi ngỏ lời với tập thể người Việt tị nạn cộng sản tại Đức quốc
trong cuộc biểu tình bày tỏ tình liên đới với các cuộc biểu tình toàn diện khởi
đầu từ Chúa Nhật 05-03 ở trong nước, người tù lương tâm Thích Thiện Minh nhắm
vào ba điểm.
Trước hết, ngài công khai bày tỏ thái độ tán đồng quan điểm, lập
trường của LM Nguyễn Văn Lý khi lên tiếng kêu gọi đồng bào trong ngoài nước tổ
chức những cuộc biểu tình ôn hòa, tuyệt đối bất bạo động liên tục toàn dân,
toàn diện nhằm tố cáo mưu toan xăm lược Việt Nam của kẻ thù phương Bắc với sự
tiếp tay của CSVN. (Những cuộc biểu tình tiếp theo vào các Chúa Nhật 12 và 19-3
của đồng bào ba miền Bắc Trung Nam còn nhắm vào mục tiêu vạch trần tội ác hủy
hoại môi trưởng biển của công ty gang thép Formosa, lớn tiếng dòi hòi nhà cầm
quyền CSVN phải trục xuất vĩnh viễn Formosa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.)
Điểm thứ hai, với kinh nghiệm ngót ba thập niên bị giam cầm đày
đọa trong nhà tù cộng sản, Thượng Tọa đã nhìn thấy sự tàn ác của CSVN cùng với
bộ mặt bán nước của Hà Nội. Vì thế ngoài những chia sẻ về sự tàn độc của bọn
đầu sỏ Ba Đình, ngài còn nhắc nhở đồng bào tị nạn ở Cộng Hòa Liên bang Đức –và
cũng cho tất cả những nạn nhân cộng sản tại Hoa kỳ và tất cả các quốc gia trên
thế giới- về những tội ác diệt chủng mà Trung Cộng đang nhắm vào 94 triệu đồng
bào ta. Vì thế, ngài nói:
“Họa Hán tộc phương Bắc tràn ngập khắp nơi, từ vùng trời vùng
biển xa xăm đến đất liền, từ tinh thần đến vật chất, từ văn hóa đến tín ngưỡng
đã bị tha hóa. Trong khi môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Sự
sống của người dân ngày nay đang bị đe dọa chết dần chết mòn vì từ thực phẩm
đến thuốc men đều nhiễm độc… dẫn tới nguy cơ diệt chủng!”
Cuối cùng, những lời phát biểu đanh thép của Thượng Tọa Thích
Thiện minh trước cộng đồng người Việt tị nạn ở Đức quốc còn mang giá trị một
thông điệp khẩn gửi tới từng đồng hương đồng đạo bao gổm hàng chục triệu Phật
tử trong và ngoài nước trước nguy cơ cận kề: đất nước có thể trở thành một quận
lỵ của Tàu cộng!
Những nỗi trăn trở của bà con Phật tử
Sau ngày thảm họa cá chết xảy ra, cá nhân tôi nhận được khá
nhiều bài viết của những Phật tử được công bố trên các trang mạng Dân Làm Báo,
Anh Ba Sàm v.v…tỏ ý than phiền vì sự thiếu vắng tiếng nói của các nhà lãnh đạo
trong GHPG. Trước hết ngày 11-8 năm rồi, tôi đọc được bài viết với tựa đề
“Không thấy Phật Giáo ở đâu trong lòng dân tộc?” trên mạng Anh Ba Sàm của tác
giả Trương Nhân Tuấn mà theo anh để tránh ngộ nhận đã cho biết anh xuất thân
trong một gia đình nhiều đời theo Phật, dòng họ không những siêng đi chùa mà
còn bỏ công của góp phần xây dựng chùa chiền.
Tác giả post kèm bài viết bìa một DVD kịch bản mang tên “Phật
Giáo Trong Lòng Dân Tộc” phía trên ghi tên nghệ sĩ Kim Cương và HT Thích Thanh
Từ. Trong bài tác giả họ Trương tỏ dấu buồn phiền trước nạn nước và tình trạng
tha hóa trong đạo mà không thấy giới lãnh đạo Phật giáo lên tiếng. Một đoạn
trong bài, ông viết:
“Ông Hồ không biết khi nào được phong thành “bồ tát”, tượng được
đưa vào chùa, ngự chỉ ở dưới Phật. Đây là gì nếu không phải là một sự phỉ báng
vào giáo lý nhà Phật, một nỗi nhục lớn lao của những người Phật tử VN?”
Từ nhận định không vui ấy, ông nêu lên những câu hỏi tiếp:
“Phật tử VN có ai nói điều này chưa? Trí thức Phật giáo có ai
nói chưa?
Báo chí trong nước, không đăng tin về chùa chiền, tu sĩ thì
thôi, mà hễ đăng thì toàn nói những chuyện bê tha, thế tục…[1] của tu sĩ. Nhà chùa khi lên báo thì
tình hình không khác……
Ngoài ra là bài “Phật giáo Việt nam đang ở đâu?” của tác giả
Nguyên Thạch đăng trên mạng Dân Làm Báo ngày 11-3-2017 cũng với những lời phàn
nàn không kém gay gắt. Kèm theo bài viết là tấm hình đông đảo Tăng Ni, tín đồ
Phật giáo xếp hàng trước ảnh Hồ Chí Minh nhân lễ Phật Đản và cũng là dịp kỷ
niệm sinh nhật thứ 125 của họ Hồ (xin coi chú thích của tác giả bên dưới tấm
hình.)
Trong khi ấy người viết cũng được bà Đặng Mỹ Dung tác giả “Ngàn
Lệ Rơi –Thousand Tears Falling” chia sẻ cho đọc Tâm Thư mang tiêu đề “Việt Nam
SOS! Đất nước và Dân tộc Việt Nam đang kêu cứu!” của một Phật tử ký tên Rose[2]. Tâm thư gửi “Quý Hòa thượng, quý Thượng
tọa, quý Đại đức Tăng, Ni cùng toàn thể đồng bào Phật tử trong nước” không
ngoài mục tiêu bày tỏ tâm trạng buồn phiền, phẫn hận vì vắng bóng, vắng tiếng
nói của chư Tăng, Tín hữu Phật giáo trước sự mất còn của quê hương, dân tộc.
TT Thích Thiện Minh, niềm hy vọng của Phật giáo đồ
Trước những lời ta thán trên đây, chúng tôi trộm nghĩ tấm gương
hy sinh, quả cảm và tinh thần yêu nước, yêu đạo của Thượng Tọa Thích Thiện Minh
chắc chắn sẽ là niềm hy vọng cho Phật giáo đồ trong và ngoài nước.
Với cái tâm trong sáng và một tinh thần yêu thương đất nước, yêu
thương đồng bào, luôn hòa đồng với các tôn giáo bạn, ở trong tù cũng như ngoài
đời sống, ngài đã nhận được cảm tình của rất nhiều chức sắc tôn giáo trong số
có LM Phan Văn Lợi[3], Chủ tịch Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị,
Tôn giáo Việt Nam. Và điều này cũng là một trong những yếu tố làm tăng thêm
tình đoàn kết và niềm hy vọng cho tất cả mọi tín đồ thuộc mọi tôn giáo trong
cuộc đấu tranh chống lại mưu toan cướp nước của bọn Tàu cộng với sự đồng lõa của
tập đoàn CSVN hiện nay.
Nam California, Hoa Kỳ ngày 17-3-2017
____
[2] Vài
ngày sau, đáp lại yêu cầu bà Mỹ Dung email cho chúng tôi lá thư ngắn của tác
giả bài viết bằng lòng ghi rõ tên thật của bà là Nguyệt, pháp danh Diệu An, 76
tuổi ở Atlanta, bang Georgea. – Hiện tôi còn lưu trữ những thư trao đổi này.
[3] Trong
hồi ký “Hai Mươi Sáu Năm Lưu Đày” Thượng Tọa đã nhắc nhiều tới những Linh Mục
Công giáo tù chung với ngài với một thái độ vô cùng trân trọng. Ngoài ra, một
đoạn trong bài viết về tác giả cuốn hồi ký, LM Phan Văn Lợi đã ghi lại như sau:
“Trong bất cứ tôn giáo nào, kẻ tu hành không hẳn là người thoát
ly sự đời, cắt đứt mọi vương vấn rồi tìm đến một tu viện, để gọt dũa chính mình
cho hoàn hảo bằng cách luyện đủ nhân đức trong cảnh an tĩnh, nhưng đúng hơn là
người có tinh thần từ bỏ mọi sự để quyết chí noi gương và phụng thờ Đấng Tuyệt
đối Tối cao bằng cách xả thân cho tha nhân, hy sinh cho đồng loại, dấn mình vào
đau khổ để cứu vớt kẻ khổ đau, chấp nhận là nạn nhân của độc ác để giải thoát
kẻ ác độc, nhất là khi nơi mình sinh sống đang chịu sự thống trị của bạo lực,
độc tài. Tôi thiết nghĩ Thượng toạ Thích Thiện Minh là một mẫu người tu hành
như thế!… Những con Phật, con Chúa rốt cùng cũng gặp nhau nơi tấm lòng
nhân ái bao dung, bởi lẽ:
Sự đời sắc sắc không không!
Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi” !!!
Tuesday, February 28, 2017
Học giả Mỹ đề xuất 4 bước phá hủy đảo Tc xây trái phép ở Biển Đông.
Đa Chiều ngày 27/2 bình luận, Biển Đông được xem như thùng thuốc súng có thể nổ ra chiến tranh thế giới trong thế kỷ 21. Tc đẩy mạnh hoạt động bồi lấp, quân sự hóa (bất hợp pháp) đảo nhân tạo, trong khi Mỹ điều binh khiến tướng thể hiện sức mạnh ở Biển Đông.
Đa Chiều ngày 27/2 bình luận, Biển Đông được xem như thùng thuốc súng có thể nổ ra chiến tranh thế giới trong thế kỷ 21. Tc đẩy mạnh hoạt động bồi lấp, quân sự hóa (bất hợp pháp) đảo nhân tạo, trong khi Mỹ điều binh khiến tướng thể hiện sức mạnh ở Biển Đông.
Trong lúc cụm tàu sân bay tấn công của Mỹ USS Carl Vinson đang tuần tra ở Biển Đông thì Trung tâm Đánh giá quốc phòng và dự toán Hoa Kỳ (CSBA) đã tổ chức một diễn đàn về tác chiến đổ bộ, đề xuất phương án 4 bước chiếm đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) hiện bị Tc chiếm đóng trái phép từ năm 1974 đến nay.
Đồng thời CSBA cũng kết luận rằng, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể phá hủy các đảo nhân tạo Tc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông sau khi trình bày 4 bước tác chiến, thể hiện trên hơn 70 trang trình chiếu (PPT) với nhiều số liệu, biểu đồ, hình ảnh minh họa. Đầu tiên, CSBA đánh giá rằng Biển Đông là vấn đề nhức nhối. Những năm gần đây năng lực tác chiến đường dài của Tc đã phá triển nhanh chóng, bất luận là tên lửa đạn đạo chống hạm hay chiến đấu cơ thế hệ mới, đều tạo thành mối đe dọa lớn với hoạt động của hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông.
Một khi để Tc xây dựng xong hệ thống phòng thủ đa tầng phối hợp trên các đảo nhân tạo, nếu quân đội Mỹ chỉ sử dụng phương thức tác chiến truyền thống, rất khó có thể tạo được uy hiếp thực chất với Tc.
Tiếp đến theo các nhà nghiên cứu CSBA, muốn giải quyết vấn đề Biển Đông, nói dễ thì cũng dễ, chỉ cần sử dụng một cánh quân tấn công đổ bộ là xong.
Cụ thể, Mỹ có thể sử dụng các chiến hạm tấn công đổ bộ làm lực lượng nòng cốt trong đội hình hiệp đồng quân binh chủng, tấn công chớp nhoáng từ khoảng cách ngoài tầm bắn tên lửa Tc bố trí bất hợp pháp ở đảo nhân tạo.
Quá trình tác chiến này, theo CSBA có thể phân thành 4 bước:
Bước thứ nhất: Sử dụng một lượng lớn máy bay không người lái, tàu không người lái, thiết bị lặn không người lái từ các chiến hạm tấn công đổ bộ, các tàu khu trục tiến hành nghi binh, gây nhiễu và tiến tới cắt thông tin liên lạc của lực lượng đồn trú trên đảo nhân tạo với bên ngoài.
Bước thứ hai: Điều động các chiến đấu cơ F-35B cất cánh từ tàu đổ bộ tấn công (mỗi chiếc tàu đổ bộ tấn công của hải quân Mỹ có thể chở đồng thời 16 chiếc F-35B) với đầy đủ vũ khí chế áp phòng không, kết hợp với máy bay không người lái tiêu diệt các mục tiêu trận địa ra đa, tên lửa phòng không, thiết bị thông tin liên lạc và chế áp, phá hủy hệ thống phòng không của Tc.
Bước thứ ba: Điều động loạt chiến đấu cơ F-35B thứ hai cất cánh, mang theo vũ khí hạng nặng như các loại bom chính xác trên 500 kg, chủ yếu tấn công các mục tiêu quân sự như doanh trại, trận địa pháp, xe tăng, xe thiết giáp, công trình phòng ngự, làm suy yếu khả năng phản công, phản kháng của đối phương.
Bước thứ tư: Điều động lực lượng MV-22 cất cánh từ tàu tấn công đổ bộ, chở theo lực lượng thủy quân lục chiến đổ bộ lên đảo nhân tạo sau khi đánh giá thấy đối phương đã mất khả năng chống cự, phản công.
Đồng thời lực lượng này sẽ phá hủy toàn bộ các công trình và thiết bị quân sự còn lại của đối phương trên đảo nhân tạo.
Sau khi hoàn thành việc tấn công, các lực lượng thủy quân lục chiến sẽ rút khỏi đảo nhân tạo bằng MV-22 trở về các tàu tấn công đổ bộ và rút khỏi hiện trường.
Theo tính toán của CSBA, các hành động tấn công này có thể xóa bỏ hoàn toàn các công năng về mặt quân sự của các đảo nhân tạo mà muốn khôi phục nó, cần nhiều thời gian. Như vậy lo ngại của Mỹ về mối đe dọa Tc từ các đảo nhân tạo có thể được loại trừ.
Sunday, February 19, 2017
Friday, February 17, 2017
Tuesday, February 14, 2017
Friday, February 10, 2017
TẬP HỢP QUỐC DÂN VIỆT
Xin mời xem http://www.vntv.online/?p=2091
Bôi đậm rồi bấm vào ha2g chữ Go to http://www.vntv.online/?p=2091
Bôi đậm rồi bấm vào ha2g chữ Go to http://www.vntv.online/?p=2091
Wednesday, February 8, 2017
Một nhà hoạt động cho biết bà Bùi Thị Minh Hằng sẽ được thả tự do vào ngày 11/2, sau 3 năm thụ án vì "gây rối trật tự công cộng". Bà đã từ chối đề nghị đi định cư tại Hoa Kỳ.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Bắc Truyển, người vận động cho nhân quyền và tôn giáo Việt Nam cho VOA biết, dù được Bộ Công an Việt Nam khuyên nên đi Mỹ nhưng bà Bùi Thị Minh Hằng đã nhất mực từ chối:
“Chị Bùi Thị Minh Hằng là nhà tranh đấu cho quyền con người ở tại Việt Nam. Chính vì đấu tranh cho nhân quyền nên chị bị giam cầm, tù tội trong 3 năm vừa qua. Vừa rồi chị có nói với gia đình rằng là Bộ Công An có vào khuyên chị là nên đi định cư ở Hoa Kỳ thì họ sẽ thả chị sớm, nhưng chị Hằng đã từ chối. Chị Hằng nói là chị sẽ ở lại cho đến ngày cuối cùng của hạn tù, và sẽ tiếp tục con đường đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.”
Theo ông Nguyễn Bắc Truyển, gia đình và bạn bè đã thu xếp để đi đón bà Hằng về từ trại giam Gia Trung vào ngày 11/2. Tuy nhiên ông Truyển không biết liệu bà Hằng có được thả từ trại giam hay không:
“Chị Hằng có nói với tôi qua điện thoại là chị không biết về bằng cách nào, nên chúng tôi sắp xếp cho tất cả các tình huống. Trại giam có hứa với chị là họ thu xếp thả chị theo một cách bình thường nhất. Hiện nay có nhiều anh em trong số 21 người bị đánh đập ở Lấp Vò, Đồng Tháp vào năm 2014 đang bị công an để ý, ngăn cản không cho họ lên Sài gòn để đi đón chị Hằng.”
Các trang mạng xã hội cũng cho biết là một nhà hoạt động bị cầm tù khác, là Đoàn Huy Chương cũng sắp mãn hạn tù.
Từ Trà Vinh, bà Chiêm Thị Tường Mạnh, vợ của ông Đoàn Huy Chương cho VOA biết chồng của bà sẽ được ra tù vào 7 giờ sáng ngày 13/2:
“Hôm 29 Tết em có đi thăm ảnh. Ảnh kêu tới ngày ảnh ra (13/2) thì lên đón ảnh từ trai giam K2 Xuân Lộc, Đồng Nai. 7 giờ sáng là ảnh ra rồi.”
Bà nói bà rất trông mong ngày chồng được phóng thích, về lại với gia đình:
“Em rất trông đến ngày ảnh ra. Em mừng lắm. Em trông ảnh ra để ảnh mần phụ nuôi hai đứa nhỏ, một mình em lo khổ lắm. Nhờ có ông bà ngoại đùm bọc. Thằng con trai của em học lớp 9, con gái em học lớp 7. Ở quê em làm mức lương thấp lắm, không đủ cho hai đứa con em đi học.”
Những tin tức quốc tế xoay quanh các vụ bắt bớ các nhà hoạt động, đàn áp giới bất đồng ở Việt Nam thường xuyên bị chính quyền chỉ trích là đưa thông tin sai lệch và “thiếu khách quan và không phản ánh đúng tình hình thực tế ở Việt Nam”.
Đường dẫn trực tiếp
Quá trình hoạt động
Vào năm 2008, Đoàn Huy Chương, sinh năm 1985, cùng Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng thành lập phong trào Lao động Việt, để hỗ trợ cho các công nhân tranh đấu cho quyền của người lao động tại Việt Nam.
Vào tháng 10, năm 2010, ông Chương, bà Hạnh và ông Hùng bị xét xử về tội danh ‘chống lại chính quyền nhân dân' theo Điều 89 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Cả 3 người được cho là đã phát tờ rơi và tham gia tổ chức cuộc đình công đòi tăng lương tại công ty giày da Mỹ Phong ở Trà Vinh. Ông Chương và bà Hạnh cùng bị tuyên án 7 năm tù giam, nhưng bà Hạnh được trả tự do vào tháng 4/2014. Hiện nay ông Hùng vẫn đang chịu án 9 năm tù.
Trước đó, ông Chương bị kết tội là thành lập “Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam” năm 2006, và rồi bị bắt tháng 11, 2006 và bị xử 18 tháng tù. Ông được thả năm 2008.
Bà Bùi Thị Minh Hằng là nhà hoạt động nhân quyền được nhiều người biết đến từ năm 2011, khi bà tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa - Trường Sa. Kể từ đó, bà trở thành mục tiêu thường xuyên bị hành hung , bắt bớ và giam cầm.
Vào tháng 8 năm 2014, tòa án tỉnh Đồng Tháp tuyên án bà Hằng 3 năm tù giam với tội danh ‘gây rối trật tự công cộng’ theo điều 245 Bộ Luật hình sự. Bà Hằng bị đưa ra xét xử cùng với hai người khác là ông Nguyễn Văn Minh và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, cả hai bị tuyên án theo thứ tự là 2,5 năm tù và 2 năm tù. Ông Minh và bà Quỳnh đã mãn án tù. Cả 3 bị bắt vào ngày 11/2/2014 vì bị quy tội “gây cản trở giao thông nghiêm trọng.”
Năm 2014, trong một chuyến đi từ Thành phố Hồ Chí Minh về tỉnh Đồng Tháp để thăm các nhà hoạt động khác bị công an sách nhiễu và câu lưu, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng đi với một nhóm 21 nhà hoạt động Phật giáo Hòa Hảo, đã bị công an chặn xe với lý do là “vi phạm giao thông”, rồi bị một nhóm côn đồ mặc thường phục hành hung. Sau đó công an bắt cả nhóm, nhưng chỉ truy tố 3 người vừa nêu.
Ngay sau phiên xét xử bà Hằng, bà Quỳnh và ông Minh, Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã lên tiếng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về vụ án này, nói rằng “việc chính quyền Việt Nam sử dụng luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là ‘đáng báo động’.”
Ông Phil Robertson , Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói “Chính quyền Việt Nam giờ còn dùng cả lỗi giao thông ngụy tạo để truy tố hình sự các nhà hoạt động. Lẽ ra chính quyền Việt Nam nên nhận thức rằng cách hành xử này không đáng để phải chịu sự chỉ trích của quốc tế, và tức thời hủy bỏ những cáo buộc đó.”
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Bill Cassidy và các nhà lập pháp Mỹ từng thúc giục Hà Nội phóng thích cho nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng, lúc đó nhắc nhở chính phủ Việt Nam rằng "sẽ bất lợi cho chính họ khi họ bịt miệng những tiếng nói bất đồng như tiếng nói của bà Hằng".
Trong bức thư đề ngày 9/9/2015 gửi đến trại giam Gia Trung, Gia Lai, nơi bà Hằng bị giam cầm, thượng nghị sĩ Cassidy viết: “Dù bị tước quyền tự do và bị buộc phải sống trong điều kiện giam cầm tệ hại, bà vẫn tìm cách động viên những người cùng hoạt động xã hội với mình. Tôi xin vinh danh lòng can đảm và sự mạnh mẽ của bà”.
Nhà chức trách Việt Nam từng ra lệnh quản chế không cần xét xử và đưa bà Hằng tới Cơ sở Giáo dục Thanh Hà ở tỉnh Vĩnh Phúc vào năm 2011, chỉ vì bà tham gia biểu tình ôn hòa chống chính sách bá quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bà được trả tự do vào tháng 4 năm sau, do làn sóng phản đối dữ dội từ trong nước và của quốc tế.
Saturday, February 4, 2017
Mời xem http://www.vntv.online/?p=2061
Highlight rồi click vào hàng chữ go to
http://www.vntv.online/?p=2061
Friday, February 3, 2017
BÀI CHIA SẺ CỦA NGUYÊN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC HOA KỲ TẠI VIỆT NAM NGÀY 30-01-2017 DO HUYNH TRƯỞNG NGHĨA SINH CHUYỂN NGỮ ANH VIỆT
Chúng tôi, những người sống ở Hoa Kỳ, ngưỡng mộ đức tin vững mạnh của anh chị em và chúng tôi khâm phục những hy sinh cống hiến chính mình cho sự thật và tình yêu của anh chị em. Khi tôn vinh Thánh Andre Dũng Lạc cùng với 117 thánh tử đạo Việt Nam, chúng tôi chân thành cảm ơn sự tận tâm, tận lực của anh chị em để bảo vệ đức tin. Tự do tôn giáo là một ân huệ của Thiên Chúa, là quyền của con người phải được tôn trọng, và khi được thể hiện đúng và tốt, nó sẽ mang lại cho chúng ta một dân tộc biết hy sinh cho nhau và tiếp tục truyền bá đức tin của mình cho các thế hệ kế tiếp.
Bài chia sẻ của nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ tại Việt Nam ngày 30-01-2017 do Huynh Trưởng Nghĩa Sinh chuyển ngữ Anh Việt
BBT - Sau đây là nội dung bài chia sẻ của Đức Tổng Giám Mục Joseph E. Kurtz, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ tại Việt Nam ngày 30-01-2017 (nhằm ngày mồng 3 Tết) trong thánh lễ đầu Xuân Đinh Dậu. Thánh lễ do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ sự và Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên đồng tế. Thánh lễ được tổ chức tại Trung tâm Hành hương Thánh Antôn với sự tham dự của gần 25 ngàn giáo dân và lương dân.
Bài chia sẻ lời Chúa của Đức Tổng Giám Mục đã được Huynh Trưởng Nghĩa Sinh chuyển ngữ (từ Anh ngữ qua Việt ngữ).
Tôi hân hoan gởi lời chào mừng nồng nhiệt nhất tới cộng đoàn dân Chúa Giáo Phận Vinh, đại diện cho trên 540 ngàn người Công Giáo thuộc một giáo phận rộng lớn, bao gồm 3 tỉnh của Việt Nam là Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, đã có lời chào mừng và chúc lành cho tôi trong ngày mồng 3 Tết.
Tôi cũng xin có lời cám ơn Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, nguyên Giám Mục GP Vinh; Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám mục Phụ tá; Linh mục Đoàn Giáo Phận Vinh; quý Tu sĩ nam nữ; các Chủng sinh; cùng toàn thể anh chị em. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả quý vị và quý quyến!
Thật là một niềm vui lớn lao cho tôi được chào đón tất cả quý vị đến tham dự thánh lễ và cầu xin Chúa ban phước lành cho chúng ta. Là một người Công giáo, khi nói “Xin Chúa chúc lành cho anh chị em,” tôi có ý nhấn mạnh rằng, tôi chúc anh chị em những điều tốt đẹp nhất.
Trong buổi cử hành mang đậm văn hóa truyền thống như Tết nguyên đán của anh chị em, lời nguyện xin ơn trên ban phước lành đã có từ ngàn xưa, như mong ước mùa màng cây quả tốt tươi và phong phú trong năm mới, mong rằng mọi người sẽ được sống trong hòa bình và thuận hảo, mong muốn tất cả sẽ phát triển trong trưởng thành - không chỉ tìm kiếm lợi ích của riêng mình, mà là lợi ích của tất cả - lợi ích chung.
Khi tôi xin Chúa là nguồn gốc của ơn phúc, tôi xin nhiều hơn. Lời nguyện xin của tôi không chỉ là một mong ước, mà còn là một lời khẩn cầu một quà tặng. Tôi khiêm tốn nài xin Chúa ở lại với anh chị em và với tôi, và xin Người cung cấp cho chúng ta những gì cần thiết cho những lời cầu nguyện, như: cho mùa màng bội thu trong năm mới; cho an bình và hòa thuận; cho lợi ích của mỗi cá nhân và mỗi gia đình; cho sự tôn trọng nhau để cùng phát triển.
Tôi đến từ Hoa Kỳ; từ bang Kentucky và từ thành phố Louisville, nơi tôi trách nhiệm Tổng Giáo Phận Louisville – một giáo phận được thành lập năm 1808, cách nay 209 với hơn 200 ngàn giáo dân Công giáo.
Tôi đến đây với lòng nhiệt thành và niềm vui lớn lao. Tôi mang những lời cầu nguyện của rất nhiều gia đình người Việt đã chọn Hoa Kỳ là quê hương mới, nhưng trong lòng họ vẫn tràn đầy sự trìu mến, nhớ thương quê cha đất tổ của họ, gia đình họ và những người thân yêu của họ tại Việt Nam. Và hôm nay, tôi và Cha Antôn vinh hạnh mang lời chào mừng của họ đến với anh chị em ở đây.
Tôi đến thăm anh chị em với tư cách là nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ và mang theo lời chào mừng và sự hiệp nhất với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam . Chúng tôi cũng đến VN trong sự hiệp thông - trong niềm VUI MỪNG để cùng anh chị em bắt đầu năm mới âm lịch, và với lòng TRI ÂN để cùng anh chị em cảm tạ ơn Chúa.
Các bài đọc Thánh Kinh hướng dẫn chúng ta trong thánh lễ. Đầu tiên từ Sách Sáng Thế, chúng ta suy niệm về Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Chúng ta nghe Chúa nói với người đàn ông đầu tiên với 2 lệnh truyền là “Hãy nuôi dưỡng và chăm sóc” trái đất.
Hôm nay chúng ta nguyện xin Chúa cho chúng ta có thể làm cả hai việc Chúa muốn. Chúng ta tìm cơ hội để vun trồng trái đất - sử dụng tất cả những biệt tài và khả năng của chúng ta trong công việc hàng ngày. Việc vun trồng trái đất này sẽ giúp tất cả chúng ta thịnh vượng phát triển, giúp đỡ lẫn nhau, giúp cho mỗi gia đình, và cho những người nghèo túng đang cần đến lòng hảo tâm của chúng ta. Chúng ta vun trồng cho trái đất, và đồng thời chúng ta cũng chăm sóc cho trái đất.
Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thông điệp Laudato Si – Ngợi khen Chúa, đã nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta cần xây dựng một hệ sinh thái cho con người: trong đó chúng ta vừa chăm sóc cho công trình tạo dựng của Thiên Chúa, nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta và đồng thời chăm sóc cho những người sinh sống trên trái đất này. Với Adam và Eva, chúng ta cam kết vừa vun trồng và vừa chăm sóc cho trái đất.
Bài đọc 2, trích thư thứ 2 của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô, kêu gọi chúng ta bước xa hơn một bước: chúng ta phải luôn luôn tạ ơn Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Đấng “... làm cho mọi ân sủng trở nên dồi dào.” Và chúng ta sẽ biết rằng chúng ta đang cảm tạ Thiên Chúa đúng khi chúng ta nhìn thấy trong lòng chúng ta những dấu hiệu rõ ràng của sự tạ ơn. Dấu hiệu này là một trái tim quảng đại.
Thánh Phaolô đã cảm ơn các Kitô hữu Côrintô vì lòng biết ơn của họ làm cho họ quảng đại với nhau. Người nói, “Chúng tôi đang làm phong phú lòng quảng đại của anh chị em.” Trong năm mới này, xin cho tâm hồn chúng ta được đầy tràn lòng quảng đại.
Tin Mừng hôm nay cho chúng ta những lời thực sự quen thuộc của kinh “Lạy Cha” - lời cầu nguyện đặc biệt mà chính Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ. Anh chị em đã thuộc lời kinh nầy. Anh chị em đã cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha lúc còn trẻ. Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày.
Chúng ta được biết rằng trong sa mạc, dân Chúa chọn được ăn manna mỗi ngày. Tuy nhiên, họ chỉ có thể thu thập đủ cho mỗi ngày. Họ không thể tham lam, nhưng việc thu thập dạy họ chia sẻ với nhau và cùng nhau cầu nguyện cho lương thực hàng ngày. Chúng ta muốn có món quà đó.
Cuối cùng, lời cầu nguyện của Chúa nhắc nhở chúng ta tha thứ cho nhau như chúng ta cũng xin Chúa tha thứ cho chúng ta. Thánh lễ tân niên hôm nay sẽ không trọn vẹn nếu chúng ta vẫn còn mang trong lòng sự oán giận và tổn thương. Không, ngày đầu năm mới là một thời gian để gạt ra một bên những oán giận và tổn thương nầy – hãy tìm cơ hội để tha thứ, bắt đầu từ năm nay, với trái tim ngay lành và tinh khiết, chỉ với ước mong được phục vụ một cách vị tha.
Có rất nhiều người Việt tốt lành đã phải đối diện với những khổ đau và anh chị em đã gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày vì đức tin. Anh chị em đã có niềm tin sâu đậm trong trái tim của anh chị em. Và anh chị em đã có những gương sáng của các thánh tử đạo là những vị đã can đảm làm chứng cho đức tin của mình, cho dù phải trải qua bao nhiêu gian nan và thử thách trong tâm hồn cũng như thể xác.
Chúng tôi, những người sống ở Hoa Kỳ, ngưỡng mộ đức tin vững mạnh của anh chị em và chúng tôi khâm phục những hy sinh cống hiến chính mình cho sự thật và tình yêu của anh chị em. Khi tôn vinh Thánh Andre Dũng Lạc cùng với 117 thánh tử đạo Việt Nam, chúng tôi chân thành cảm ơn sự tận tâm, tận lực của anh chị em để bảo vệ đức tin. Tự do tôn giáo là một ân huệ của Thiên Chúa, là quyền của con người phải được tôn trọng, và khi được thể hiện đúng và tốt, nó sẽ mang lại cho chúng ta một dân tộc biết hy sinh cho nhau và tiếp tục truyền bá đức tin của mình cho các thế hệ kế tiếp.
Thật là một tập quán tốt đẹp và nhân bản khi chúng ta đến với nhau vào những ngày đầu năm mới – như hôm nay là ngày mồng 3 Tết. Chúng ta đến đây để tạ ơn Chúa về những ân sủng Người đã ban cho chúng ta. Chúng ta đến đây để tri ân tổ tiên, ông bà, cha mẹ là người đã sinh thành và dưỡng dục chúng ta; chúng ta cảm tạ Chúa vì Người đã cho chúng ta đôi tay lao tác – làm cho đời sống được phát triển, thịnh vượng và con người biết chăm sóc cho nhau và vun tưới cho mẹ trái đất của chúng ta. Và như Thánh Phaolô đã nhắc nhở, lòng biết ơn của chúng ta cần tỏa rạng tinh thần quảng đại, bao dung.
Xin Thiên Chúa yêu thương anh chị em; Xin Thiên Chúa chúc lành cho Giáo phận Vinh thân thương của anh chị em!
Đức Tổng Giám Mục Joseph E. Kurtz
Tổng Giám Mục Giáo phận Louisville , Hoa Kỳ
Nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (12/11/2013-12/11/2016)
Ngày 30 tháng 01 năm 2017 @ Giáo phận Vinh
- Huynh Trưởng Nghĩa Sinh chuyển ngữ Anh-Việt
(ĐTGM Joseph E. Kurtz - 03/02/2017 - 74 lượt xem)
Subscribe to:
Posts (Atom)