'Thách báo nhà nước tranh luận về HP'
Tiến sỹ Quang A (thứ 3, trái, hàng sau) trong lần đầu tiên trao kiến nghị 72 cho chính quyền
Một đồng chủ xướng kiến nghị 72
về cải cách hiến pháp ở Việt Nam thách thức truyền thông chính thống của
nhà nước Việt Nam tranh luận với ông về Hiến pháp.
Hôm 15/11/2013, nhóm chủ xướng kiến nghị 72 và những người ủng hộ đã gửi tới Chủ tịch Quốc hội Việt Nam một bức thư và Bấm
lời kêu gọi dừng việc thông qua bản dự thảo sửa đổi hiến pháp Việt Nam.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, người đứng tên một Bấm
bức thư gửi đích danh Chủ tịch Quốc hội, trong đó có kèm lời
kêu gọi và danh sách 165 người ký tên tính tới ngày thứ Sáu, cho rằng
nhóm kiến nghị và những người ủng hộ đã đạt được mục đích của mình, bất
chấp việc chính quyền có quan tâm ý kiến của họ hay không.
"Chúng tôi cũng không cần họ trả lời, chúng tôi
ra một lời kêu gọi và yêu cầu ông Sinh Hùng khi nhận được bản đó, thì
gửi cho các Đại biểu Quốc hội,
"Về mặt giấy tờ nó là thế, nhưng tôi nghĩ rằng
các Đại biểu Quốc hội có lẽ người ta cũng đã đọc được lời kêu gọi của
chúng tôi rồi."
"Mục
tiêu chủ yếu của nó là khởi động một phong trào học tập, một phong trào
trong toàn dân, một phong trào tranh luận, nhất là trong giới trẻ, tìm
hiểu về Hiến pháp, tranh luận, thảo luận, và đấy là đối tượng chính"
Tiến sỹ Quang A cho rằng việc trông đợi chính
quyền đảo ngược việc bỏ phiếu thông qua bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi là
một việc 'hão huyền', tuy nhiên nhấn mạnh:
"Thực sự ngay từ đầu năm, khi kiến nghị 72 được
khởi xướng ra, những người khởi xướng cũng không đặt mục tiêu hàng đầu
là các đại biểu Quốc hội này người ta sẽ hiểu và thay đổi, hay là người
ta sẽ làm ra một hiến pháp thực sự là hiến pháp."
Ông giải thích thêm rằng lẽ ra đòi hỏi đầu tiên
là phải đòi hỏi 'có một chế độ bầu cử thực sự dân chủ' để người dân có
thể bầu ra 'những đại biểu đích thực', và những đại biểu này khi được sự
ủy thác của cử tri 'mới có quyền thảo ra một bản hiến pháp'.
'Thách thức tranh luận'
Tiến sỹ Quang A giải thích mục đích của kiến
nghị 72:"Mục tiêu chủ yếu của nó là khởi động một phong trào học tập,
một phong trào trong toàn dân, một phong trào tranh luận, nhất là trong
giới trẻ, tìm hiểu về Hiến pháp, tranh luận, thảo luận, và đấy là đối
tượng chính, chứ không phải đối tượng chính là các đại biểu Quốc hội,
hay là giới chính quyền đương chức.
"Nếu có những sự biến chuyển gì đấy trong Quốc
hội hay của giới cầm quyền đương chức, thì kết quả đó chắc chắn cũng sẽ
được hoan nghênh, nhưng mà đó chỉ là kết quả phụ mà thôi, và với cách
đặt vấn đề như thế, chúng tôi không lạ gì cách phản ứng của người ta."
Ông Quang A hy vọng các đại biểu Quốc hội đã biết được lời kêu gọi của nhóm kiến nghị 72
Khi được hỏi phải chăng đây chính là lý cớ mà có
tờ báo trong nước, như tờ Quân đội Nhân dân, dựa vào đó để coi 'kiến
nghị 72' là một dạng mưu đồ 'diễn biến hòa bình' chống phá chế độ và nhà
nước cộng sản, ông Nguyễn Quang A nói:
"Tôi thách báo Quân đội Nhân dân tranh luận với
chúng tôi. Còn vu cáo chúng tôi thì cái chuyện đó là chuyện thường nhật
của báo Nhân dân và báo Quân đội (Nhân dân), không có gì là lạ cả."
Nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu phản biện IDS
(đã tự giải tán) nêu quan điểm: "Tôi chỉ hỏi những tác giả muốn cuộc
chuyển đổi hòa bình, tức diễn biến hòa bình mà họ nói như vậy, hay là họ
muốn diễn biến không hòa bình?"
"Bản thân chính ông tổ của họ là ông Marx, ông cũng nói rằng toàn bộ sự việc là sự thay đổi, đấy là cốt lõi của triết lý Marx."
'Tát nước theo mưa'
"Tại
tuyên bố xã hội dân sự, họ đòi hỏi Đảng ta phải cải cách thể chế chính
trị, chuyển từ chế độ "toàn trị" sang "dân chủ", mở đầu bằng việc sửa
đổi Hiến pháp"
Đúng ngày Quốc hội khóa 8 của chính quyền khai
mạc kỳ họp thứ 6, trong đó có nội dung thông qua bản dự thảo hiến pháp
1992, sửa đổi năm 2013, tờ Quân đội Nhân dân đã đăng tải một bài báo kê
gọi 'Cảnh giác trước lời kêu gọi “tạm dừng” sửa đổi Hiến pháp.'
Bài báo trong mục chính luận hôm 20/10/2013 nói:
"Chúng ta phê phán hiện tượng lợi dụng việc góp ý sửa đổi Hiến pháp để
“cài đặt” những mưu đồ chính trị đen tối, kích động, chống phá Đảng, Nhà
nước; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc."
Gọi một số phong trào dân sự trong nước là 'tát
nước theo mưa', tờ báo viết: "Gần đây, xuất hiện những lời kêu gọi,
những bản tuyên bố, kiến nghị của một vài nhóm người kiến nghị Quốc hội
tạm dừng thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
"Một ví dụ điển hình của trào lưu 'tát nước theo
mưa' là Tuyên bố xã hội dân sự ra đời ngày 23-9-2013, có nội dung cốt
lõi liên quan đến sửa đổi Hiến pháp.
"Tại tuyên bố xã hội dân sự, họ đòi hỏi Đảng ta
phải cải cách thể chế chính trị, chuyển từ chế độ 'toàn trị' sang 'dân
chủ', mở đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp.
"Họ kiến nghị Quốc hội dừng thông qua bản Hiến
pháp sửa đổi, kéo dài thời gian thảo luận về Hiến pháp để tiếp tục
nghiên cứu, bổ sung thêm tinh thần từ những bản Dự thảo khác do chính
các 'nhà dân chủ, cấp tiến' biên soạn."
'Phục tùng đa số'
Tờ Quân đội Nhân dân cũng trích dẫn ý kiến của GS Ngô Bảo Châu phát biểu về kiến nghị 72
Bài chính luận của báo Bấm
Quân đội Nhân dân cho rằng ý kiến của nhóm kiến nghị 72 chỉ là ý kiến của một thiểu số và phải tuân thủ nguyên tắc 'thiểu số phục tùng đa số'.
"Ngay cả bản dự thảo của nhóm 72 nhân sĩ, trí
thức cũng đã được Ủy ban soạn thảo tiếp nhận, ghi nhận sự đóng góp và
các hạt nhân hợp lý. Nhưng như thế không có nghĩa áp đặt, bắt buộc cơ
quan lập pháp phải đưa quan điểm, nguyện vọng của số ít, của một nhóm
người thay cho ý chí, nguyện vọng của hàng chục triệu người."
Bài báo cũng dẫn ý kiến của Giáo sư Ngô Bảo Châu, một đồng chủ trì trang "Bấm
Cùng viết Hiến pháp" trong khi phản biện quan điểm của nhóm kiến nghị 72:
“…Có người đồng ý với bản Dự thảo Hiến pháp do
72 nhân sĩ, trí thức đăng, có người không. Cá nhân tôi không đồng ý với
việc bắt buộc mọi người phải phát biểu ý kiến của mình về bản Dự thảo
Hiến pháp của 72 nhân sĩ, rồi mới có quyền phát biểu về Hiến pháp,” ông
Ngô Bảo Châu được báo Quân đội Nhân dân trích lược nói.
Hôm thứ Năm, lời kêu gọi dừng thông qua Hiến pháp sửa đổi của nhóm kiến nghị 72 và những người ủng hộ nêu quan điểm:
"Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, như đang được
thảo luận và chuẩn bị thông qua tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII,
về cơ bản vẫn như Hiến pháp hiện hành, thậm chí có một số điểm còn thụt
lùi hơn trước.
"Điều đó có nghĩa là vẫn duy trì một nền tảng
pháp lý lỗi thời của thể chế toàn trị, là nguồn gốc đã gây ra cho đất
nước và nhân dân rất nhiều thảm họa, đặc biệt là cuộc khủng hoảng trầm
trọng về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội mà cả nước đang lâm vào
và vẫn chưa có lối thoát," lời kêu gọi này viết.
No comments:
Post a Comment